home-Máy pha cà phê, máy pha cà phê cũ

Tin tức

» CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI MÁY PHA CÀ PHÊ THƯỜNG GẶP

CÁCH KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI MÁY PHA CÀ PHÊ THƯỜNG GẶP

Sau một thời gian sử dụng máy pha cà phê sẽ xảy ra một số lỗi hoặc hư hỏng do thời gian dài sử dụng, Vì thế khách hàng cần biết và cách để khắc phục những lỗi nhỏ hoặc cần nhờ đến kỹ thuật đến để xử lý sớm, tránh được việc để máy hư hỏng nhiều hơn dẫn đến tốn thêm chi phí.

1. Các lỗi thông thường của máy pha cà phê thường gặp:

- Máy pha cà phê không chạy: Bạn kiểm tra các đường dây xem có bị chuột cắn không hoặc có thể lâu ngày không sử dụng đường dây bị hở hoặc đứt ở đoạn nào đó. Ngoài ra bạn kiểm tra thử nguồn điện có ổn định hay chưa, có khả năng ổ điện bị hỏng hoặc chập nguồn.

- Lỗi tụt áp suất hơi: các máy công suất bé 3400-380W thường bị tụt áp suất sẽ thải ra nhiều nước hơn là hơi nóng. Làm cho chất lượng sữa kém đi đến 40%, thêm đó các máy công suất bé còn điều khí không tốt.

- Cà phê không chảy hoặc chảy ra rất chậm

  • Bột cà phê từ máy xay ra quá mịn
  • Máy pha cà phê không được cấp nước
  • Sử dụng quá nhiều bột cà phê
  • Nén cà phê quá mạnh
  • Không khí ẩm khiến bột cà phê bết lại gây nghẽn

Có thể van điện từ tại họng máy bị hỏng.

- Cà phê không đủ nhiệt độ (bị lạnh)

  • Máy chưa đạt đến nhiệt độ thích hợp
  • Tay làm cà phê bị lạnh
  • Không hâm nóng cốc trước khi pha
  • Trường hợp nặng nhất là bộ điều khiển nhiệt độ của máy bị hỏng

- Sau khi bật máy khoảng 2 phút, toàn bộ đèn ở phím bấm nhấp nháy và không làm được cà phê: Khi toàn bộ đèn bấm nhấp nháy nghĩa là không có nước cấp cho máy pha cà phê. Bạn kiểm tra nguồn nước cấp cho máy pha cà phê xem liệu có ai khóa van nước cấp, hoặc cũng có thể dây cấp nước cho máy pha cà phê bị gấp lại tại điểm nào đó.

- Bơm phát ra tiếng ồn: Có thể do máy pha cà phê không có nước. Sau khi kiểm tra chắc chắn có nước cung cấp cho máy nhưng vẫn có tiếng ồn thì nguyên nhân là bơm đã bị hỏng.

- Rò rỉ nước ra tay làm cà phê: Do làm việc dưới điều kiện nhiệt độ cao và sức ép quá lâu nên ron cao su tại vị trí họng làm cho cà phê bị chai cứng.

- Hơi vòi đánh sữa bị yếu: Nếu nhẹ có thể do vòi đánh sữa bị tắc. Nhưng trường hợp nặng hơn có lẽ do một số bộ phận liên quan đến việc đun nồi hơi bị hỏng.

- Cà phê chảy quá nhanh:

+ Lượng cà phê sử dụng quá ít

+ Trong lúc pha, lực nén cà phê chưa đủ

+ Sử dụng loại cà phê chất lượng không đảm bảo

Khi máy pha cà phê gặp các vấn đề bạn nên tìm cách khắc phục ngay để không gây ảnh hường đến tuổi thọ của máy.

2. Biện pháp khắc phục

Tìm đơn vị sửa chữa máy pha cà phê chuyên nghiệp, nhanh chóng giúp thiết bị hoạt động với hiệu quả và công suất như mới.

Máy pha cà phê không chạy: nên kiểm tra xem dây cò bị đứt hay không. Việc này chỉ cần thay thế dây mới là dùng hoàn toàn bình thường. Bạn có thể liên hê bộ phận kỹ thuật để được hỗ trợ.

Lỗi tụt áp suất hơi: Bạn nên chọn các máy có công suất cao kết hợp điều khiển nhiệt độ tự động chuẩn xác để đảm bảo cà phê khi pha xong đạt chất lượng tốt nhất.

Cà phê chảy nhỏ giọt hoặc chảy chậm:

  • Điều chỉnh máy xay để cho ra bột cà phê thô hơn.
  • Kiểm tra xem van khóa nguồn nước hoặc bình nước.
  • Lấy lượng cà phê vừa phải và nén đều tay.

Cà phê bị lạnh không đủ nhiệt độ:

- Tay làm cà phê ra không nóng, hãy luôn luôn lắp tay làm cà phê tại họng để đảm bảo rằng tay làm cà phê luôn luôn nóng

- Máy bị hỏng bộ điều khiển nhiệt độ, hãy gọi kỹ thuật máy pha cà phê ngay trong trường hợp này.

- Máy chưa đủ nóng để làm cà phê. Hãy chờ cho đến khi đèn báo “sẵn sàng” sáng hoặc kim áp suất nồi hơi chỉ áp suất 1 bar.

Sau khi bật máy khoảng 2 phút, toàn bộ đèn ở phím bấm nhấp nháy và không làm được cà phê: Khi toàn bộ đèn bấm nhấp nháy nghĩa là không có nước cấp cho máy pha cà phê. Bạn kiểm tra nguồn nước cấp cho máy pha cà phê xem liệu có ai khóa van nước cấp, hoặc cũng có thể dây cấp nước cho máy pha cà phê bị gấp lại tại điểm nào đó. Nếu đã kiểm tra các yếu tố đó mà máy vẫn nhấp nháy đèn, hãy gọi kỹ thuật máy pha cà phê để được hỗ trợ.

Bơm phát ra tiếng ồn: Bạn kiểm tra xem có nước cung cấp cho máy, nếu có nước cấp cho máy mà máy vẫn còn tiếng ồn thì nguyên nhân là bơm đã bị hỏng. Vì thế bạn cần gọi cho kỹ thuật nhờ hỗ trợ  thay bơm để máy hoạt động bình thường trở lại.

Rò rỉ nước ra tay làm cà phê: nếu khách biết có thể tự mua ron về thay, nếu không hãy nhờ nhân viên kỹ thuật thay ron cao su mới.

Hơi vòi đánh sữa bị yếu: tháo đầu của vòi đánh sữa và vệ sinh đầu vòi. Hãy gọi cho nhân viên kỹ thuật trong trường hợp nếu vòi đánh sữa sau khi vệ sinh vẫn bị tắc thì máy có thể bị hỏng một trong số các bộ phận liên quan đến việc đun nóng nồi hơi.

Cà phê chảy quá nhanh:

- Bạn nén quá lỏng thì đổi lại nén lực vừa đủ

- Cho quá ít cà phê thì bạn cho cà phê nhiều hơn.

- Nếu bột cà phê đang to thì bạn cần điều chỉnh máy xay cà phê cho bột cà phê ra vừa đủ mịn, để cho ra ly cà phê ngon hơn.

3. Một số lưu ý về linh kiện trong máy pha cà phê

Linh kiện dễ thay và được thay nhiều nhất: Ron cao su

- Ron cao su là một bộ phận dễ bị hao mòn theo thời gian giống như các bộ phận khác. Thời gian sẽ khiến cho bộ ron cao su bao xung quanh màn hình co, bong, các lỗi hao mòn vật lý do nhiệt độ. Rất nhiều trường hợp rơi móp méo cong cũng dẫn đến tình trạng bong hỏng ron cao su.

- Ron cao su bị hỏng làm giảm tuổi thọ của máy, dễ bị bụi hay hơi nước hoặc nước… xâm nhập vào màn hình, main. Khi đó rất dễ sinh ra các lỗi về phần cứng cũng như phần mềm. Thay thế ngay bộ Ron cao su mới bạn sẽ hạn chế được việc hư hỏng không mong muốn như: nước vào màn hình, bụi vào phản quang, hỏng các phần cứng bên trong main,…

Linh kiện dễ hư nhất: main bo điều khiển

Có thể do các thiết bị điện trong chỗ của bạn cùng sử dụng chung với máy pha cà phê như điều hòa hay tủ lạnh. Ánh sáng lóe lên khi các thiết bị điện tắt là hiện tượng đột biến của dòng điện, khi tắt sẽ có một vài giây để dòng điện chuyển hướng đến các thiết bị khác như điều hòa hay máy lạnh. Ánh sáng lóe lên khi các thiết bị điện tắt là hiện tượng đột biến của dòng điện, khi tắt sẽ có một vài giây để dòng điện chuyển hướng đến các thiết bị khác như đèn hoặc máy tính. Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ và nó tùy thuộc vào sơ đồ sử dụng điện, cách thiết lập mạng điện của bạn và cả yếu tố thời tiết như sấm chớp.

Linh kiện mắc tiền nhất: boiler (lò hơi)

Bạn phải thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng lo hơi để hạn chế trường hợp lò hơi (boiler) bị hỏng ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy

*****Hotline tư vấn: 0915327782*****

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Máy pha cà phê, máy pha cà phê cũ Đang trực tuyến: 15

Máy pha cà phê, máy pha cà phê cũ Hôm nay: 233

Máy pha cà phê, máy pha cà phê cũ Hôm qua: 316

Máy pha cà phê, máy pha cà phê cũ Tất cả: 690671

Liên hệ
0915.327.782